Phương pháp định khoản kế toán chính xác và nhanh nhất của kế toán thực tế

Đa số các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thường sẽ bối rối khi định khoản kế toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Đặc biệt khi làm kế toán thực tế online, các nghiệp vụ phát sinh có khi lên đến cả hàng ngàn loại nghiệp vụ khiến các bạn bối rối, không biết hạch toán ra sao và nên bắt đầu từ đâu ! Vậy có cách nào để định khoản kế toán 1 cách nhanh và chính xác nhất ?

 
Đa số các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thường sẽ bối rối khi định khoản kế toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Đặc biệt khi làm kế toán thực tế, các nghiệp vụ phát sinh có khi lên đến cả hàng ngàn loại nghiệp vụ khiến các bạn bối rối, không biết hạch toán ra sao và nên bắt đầu từ đâu ! Vậy có cách nào để định khoản kế toán 1 cách nhanh và chính xác nhất? Tất nhiên là có, trong bài viết sau đây của trung tam dao tao ke toan thuc te BMI chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn phương pháp định kế toán chính xác và nhanh nhất được các giảng viên là những người có nhiều năm trong nghề kế toán chia sẻ. Mời các bạn cùng theo dõi
 
Cách định khoản kế toán nhanh và chính xác
 

Cách định khoản kế toán thực tế nhanh và chính xác

 
  Trước khi đi vào phương pháp định khoản kế toán là gì, trước tiên bạn cần hiểu rõ khái niệm định khoản kế toán là gì để tránh sau này khi nhắc tới cụm từ này bạn đỡ cảm thấy bỡ ngỡ, nhất là trong trường hợp bạn đi phỏng vấn.
 
 Định khoản kế toán có thể hiểu đơn giản là cách xác định ghi chép số tiền của Nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh vào bên nợ và bên có của Tài khoản kế toán có liên quan.
 
Hiện nay có 2 loại định khoản kế toán là : 
 
- Định khoản kế toán giản đơn : định khoản kế toán chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp. 
- Định khoản kế toán phức tạp :  định khoản kế toán liên quan từ 3 tài khoản kế toán tổng hợp trở lên.
 
Mẹo định khoản kế toán hiệu quả
 

Mẹo định khoản kế toán hiệu quả

 
* Mẹo định khoản nghiệp vụ kế toán chính xác và nhanh chóng
 
Trừ những tài khoản đặc biệt, tài khoản lưỡng tính.. thì ta sẽ định khoản theo cách sau : 
 
- Tài khoản loại 1;2;6;8: Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có;
 
- Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại, Ps tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ.
 
Chỉ với 3 dòng nhưng nó sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong quá trình học và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ngoài ra để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến hệ thống tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm.
 
Về số dư tài khoản: (trừ một số TK lưỡng tính như TK 131 có thể có số dư cả bên Nợ và bên Có…)
 
 
Tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ;
 
Tài khoản loại 3;4 có số dư bên Có;
 
Tài khoản loại 5;6;7;8 không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu dó đó số dư = 0).
 
Để xác định số dư ta có công thức: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng – Phát sinh giảm
 
Khóa học thực hành kế toán ngắn hạn tại BMI
 

Khóa học thực hành kế toán ngắn hạn tại BMI

 
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn xử lý nhanh chóng các tình huống hay gặp phải,  và tự tin làm chủ hoàn toàn công tác kế toán. Nếu trường hợp bạn vẫn còn cảm thấy khó khăn hãy đến với các lớp đào tạo kế toán thực tế để đúc kết cho mình thêm kinh nghiệm và chuyên môn nhé
 
 
Đăng ký khóa học
Hotline : 0918378890
Họ tên:(*) Số ĐT:(*) Email:(*) Địa chỉ:(*) Khóa:(*) Nơi học:(*) Mã xác nhận:(*)
captcha
Hỗ trợ trực tuyến
  • Cở sở gò vấp
    (028)22609696
  • Cơ sở quận 3
    (028)22609988
Đăng ký khóa học